Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Chia sẻ kinh nghiệm xương máu khi đi nâng mũi S line

Edit Posted by with No comments
Dưới đây là chia sẻ của bạn Vũ Thảo My, 24 tuổi ở Hà Nội về những kinh nghiệm khi đi nâng mũi S line để có được kết quả nâng mũi đẹp nhất và an toàn nhất.

Khi mới có ý định đi nâng mũi S-line mình cũng phân vân và lo lắng lắm nên là mình tham gia rất nhiều group về dao kéo đồng thời lên mạng tìm hiểu rất kỹ. Đúng là có trải qua rồi thì bản thân mới tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới. Hôm nay mình ngồi viết ra đây để chia sẻ những gì mình biết cho những ai có ý định đi sửa mũi có thêm được kiến thức hay để đi làm mũi được đẹp, an toàn.

Chia sẻ kinh nghiệm xương máu khi đi nâng mũi S line
Nên tham khảo chia sẻ kinh nghiệm đi nâng mũi để rút ra nhiều bài học, kiến thức hay cho bản thân
Việc đầu tiên mà mình muốn nói với mọi người đó là cần phải trang bị thật kĩ các kiến thức về nâng mũi đồng thời phải tìm hiểu một địa chỉ nâng mũi uy tín, chất lượng nha. Vì sao mình lại nói vậy bởi vì khi nắm bắt được các kiến thức về nâng mũi thì lúc bác sĩ tư vấn, hoặc thực hiện nâng mũi cho mình, có gì bất thường hoặc thắc mắc thì mình phản hồi hoặc hỏi ngay. Lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa biến chứng, rủi ro xảy ra. Tuy là giá cả ở những nơi này cao hơn nhưng mà đảm bảo an toàn cho sức khỏe, dáng mũi đẹp hơn và giảm thiểu xuống mức thấp nhất tình cảnh phải phẫu thuật đi phẫu thuật lại.

Điều thứ 2 mà mình muốn chia sẻ với mọi người đó là mình hãy nói ra mong muốn của mình về việc muốn có được dáng mũi cao như thế nào, các bác sĩ sẽ biết được ý đồ của bạn từ đó sẽ đưa ra ý kiến tư vấn để dáng mũi được cao đẹp và quan trọng là phù hợp, cân đối, hài hòa với tổng thể khuôn mặt.

Muốn nâng mũi có kết quả tốt thì bạn đừng có bỏ qua bước thăm khám và tư vấn của bác sĩ trước khi phẫu thuật, hãy cứ nói ra những lo lắng, mong muốn của mình như vậy bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp hoặc giải tỏa những lo lắng để an tâm thực hiện.

Tiếp nữa là mình muốn nói là khi nâng mũi thì kiểu gì cũng sẽ lấy một phần mô, sụn ở một bộ phận nào đó trên cơ thể để ghép lên mũi chẳng hạn như sụn sườn, sụn tai,... để bọc đầu mũi hoặc có thể còn để nâng cả sống mũi nữa như vậy hạn chế được tình trạng đào thải sụn, mũi không bị bóng đỏ,... Do đó những vị trí trên cơ thể mà lấy mô, sụn ra thì có thể sẽ hơi đau, nhức hoặc có thể gặp phải biến chứng, lâu lành nếu như bác sĩ thực hiện kỹ thuật không chuẩn xác.

Tổng hợp những kinh nghiệm nâng mũi Sline "có một không hai" cho bạn tham khảo để tránh bị biến chứng sau nâng
Lựa chọn cơ sở nâng mũi, bác sĩ uy tín và chăm sóc hậu phẫu tốt mới không bị biến chứng sau nâng
Vậy nên điều tiếp theo mà mình khuyên các bạn là hãy chọn bác sĩ có chuyên môn cao để các thao tác kỹ thuật được thực hiện chuẩn chỉnh, hạn chế rủi ro, biến chứng xảy ra khi lấy sụn cũng như là nâng mũi. Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn đưa ra lời khuyên và điều chỉnh kích thước sụn để dáng mũi được hài hòa và cân đối nhất với tổng thể khuôn mặt của từng người.

Điều cuối cùng trong việc chia sẻ kinh nghiệm nâng mũi của mình đó là sau khi nâng mũi S-line xong các bạn nhớ thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé như là uống thuốc, chườm nóng lạnh, kiêng ăn thịt gà, hải sản, thịt bò, trứng, đồ nếp,... kiêng đeo kính, nằm nghiêng, va dập mạnh vào mũi,... vệ sinh mũi như hướng dẫn rồi tới tái khám tháo băng, cắt chỉ đúng như lịch hẹn như vậy mới đảm bảo an toàn, cho dáng mũi đẹp mà không bị viêm nhiễm hay biến chứng hay lệch vẹo gì.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Nâng mũi bằng sụn tự thân - Nguyên nhân khiến cô gái xuất hiện thêm "lỗ mũi thứ 3"

Edit Posted by with No comments
Cô gái trẻ sinh năm 1998 tại Lào Cai đã khiến cư dân mạng hốt hoảng khi đi nâng mũi bằng sụn tự thân xong và trên mũi bỗng chốc xuất hiện "lỗ mũi thứ 3".

Những hình ảnh về chiếc mũi bị hoại tử, bị rỗng bên trong nhưng lại đóng vảy đen bên ngoài của cô gái trẻ này chỉ sau một lúc đăng tải trên mạng xã hội đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt kèm theo những lời bình luận và những lời cảnh tỉnh cho nhiều chị em khi có ý định đi làm đẹp.

Điều làm cho cộng đồng mạng bức xúc nhiều nhất đó là công nghệ, kỹ thuật nâng mũi. Một tài khoản bình luận: "Lần đầu tiên mình mới nghe thấy cái công nghệ là rạch đầu mũi xong rồi nhẹt sụn vào khâu lại. Khổ thân bạn lại còn bị đổ cho là do không chăm sóc hậu phẫu tốt nên mới bị biến chứng. Giờ thì đang từ lợn lành thành lợn què rồi, chữa làm sao."

Nâng mũi bằng sụn tự thân - Nguyên nhân khiến cô gái xuất hiện thêm "lỗ mũi thứ 3"
Chiếc mũi bị hoại tử của cô gái trẻ
Qua câu chuyện mà cô gái này chia sẻ thì cô gái này dự định đi nâng mũi ở Hà Nội nhưng vì bạn bè mách nước là có một cơ sở ở gần nhà của một sĩ ở viện 108 giá rẻ, làm đẹp nên cô tin tưởng bạn bè và đã quyết định đi nâng mũi bằng sụn tự thân ở đây.

Sau khi nâng mũi xong thì mũi bị sưng to, có dấu hiệu bị nhiễm trùng, đầu mũi bị đóng vảy, bóc vảy ra thì mũi bị thủng một lỗ giống như là lõ mũi thứ 3 xuất hiện.

Khi đó cô có gọi cho cơ sở nơi mình thực hiện thì lại bị họ đổ cho là do cô vệ sinh bẩn, không đúng như hướng dẫn nên mới bị nhiễm trùng như thế và họ quyết không nhận lỗi về mình.

Nguyên nhân bị thủng mũi của cô gái này là do đâu?

Khi tới thăm khám ở bệnh viện 108, TS.BS Nguyễn Huy Thọ - Trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt và tạo hình cho biết bệnh nhân này cần phải tháo miếng sụn ra để tránh bị hoại tử đầu mũi.

Bác sĩ Thọ cho biết nâng mũi bằng sụn tự thân thường rất ít khi xảy ra biến chứng vì sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể người, nếu có biến chứng thì khả năng cao là do bác sĩ có tay nghề kém.
 


Biến chứng sau khi nâng mũi bằng sụn tự thân

Thế nên khi nâng mũi bằng sụn tự thân, để hạn chế xuống mức thấp nhất tình trạng biến chứng xảy ra nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để sụn được tiếp xúc tối đa với các tổ chức xung quanh để nuôi dưỡng được sụn như vậy mới tránh được hiện tượng đào thải chất liệu độn, các biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng xảy ra với mũi.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

Top 3 bộ phận khi đi phẫu thuật thường hay bị hỏng và phải sửa lại nhiều nhất

Edit Posted by with No comments
Nhiều chị em lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh hình nhan sắc giúp khuôn mặt và thân hình thêm ưa nhìn, quyến rũ hơn. Và các bộ phận thường hay phẫu thuật nhất đó là mũi, mắt, ngực, cằm, vùng kín,... thế nhưng đây là 3 bộ phận thường hay phẫu thuật bị hỏng và phải sửa đi sửa lại nhiều nhất phải kể tới đó là:

1. Mũi




Mũi có thể nói là bộ phận phải sửa nhiều nhất, nguyên nhân là do nâng mũi bị quá cao hoặc quá dài, do kỹ thuật thực hiện không đúng chuẩn nên bị lệch, méo, vẹo, lộ sống, bóng đỏ đầu mũi. Theo khảo sát thì cứ 10 ca nâng mũi thì phải có tới 3 ca phải sửa mũi lại. Nếu không lựa chọn đơn vị uy tín thì sửa mũi nhiều lần như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nhan sắc và sức khỏe của người làm đẹp.
2. Mắt
Dù thâm mỹ mắt là một dịch vụ phổ biến nhưng cũng chính vì sự phổ biến đó mà tỉ lệ người đi sửa mắt, nhấn mí, loại bỏ bọng mắt,... là thường xuyên phải tái phẫu thuật thẩm mỹ lại vì họ đã lựa chọn những cơ sở làm đẹp nhỏ lẻ, kém chất lượng, bác sĩ không có bằng cấp, tay nghề,...

Biến chứng cắt mí mắt

3. Vòng một
Khác với thẩm mỹ mắt, mũi là tiểu phãu thì nâng ngực lại là đại phẫu. Mặc dù thế nhưng nâng ngực lại dễ làm hơn và tỷ lệ sửa lại cũng thấp hơn so với 2 dịch vụ trên. Thêm nữa là tỷ lệ phải sửa lại túi ngực để nâng còn là vì lí do hình dáng, kich thước nên không hẳn ca nâng ngực lại nào cũng là bị bao xơ và bị hỏng.
Biến chứng nâng ngực

Muốn hạn chế việc phải đi sửa mũi hỏng, mắt hỏng hay ngực hẳn thì bạn cần lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để tránh rơi vào tình trạng phải dao kéo đi dao kéo lại nhiều lần, bạn sẽ phải chịu đau đớn và tỷ lệ rủi ro cũng cao hơn.   

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Phân tích lợi và hại khi dùng dụng cụ nâng mũi

Edit Posted by with No comments
Dụng cụ nâng mũi được nhiều tín đồ làm đẹp chuộng mua và sử dụng bởi chỉ cần 1 thao tác đơn giản trong tích tắc ngay lập tức sẽ giúp chiếc mũi trở nên thon gọn và cao hơn. Tuy nhiên dụng cụ đó có nhiều nguy hại rình rập mà ít ai biết được. vậy lợi và hại khi dùng dụng cụ nâng mũi là gì?

 

1. Ưu điểm khi dùng dụng cụ nâng mũi

Không tốn kém chi phí

Vẫn biết nâng mũi phẫu thuật không phức tạp lại còn giúp duy trì dáng mũi sau lưng được đẹp vĩnh viên nhưng kì thực chi phí bỏ ra tương đối đắt đỏ, không phải ai cũng có điều kiện để làm. Ngược lại dùng dụng cụ nâng mũi thì lại khác: Giá rẻ hơn rất nhiều: Chỉ mất khoảng 50.000đ – 500.000đ là bạn có thể sở hữu ngay được một dụng cụ giúp dáng mũi cao, thon gọn hơn.


Phân tích lợi và hại khi dùng dụng cụ nâng mũi

Dễ dàng sử dụng

Dụng cụ nâng mũi được thiết kế giống như một chiếc móc có 2 đầu tròn dùng để đặt vào chóp và đáy của 2 lỗ mũi rất dễ sử dụng.

Cho dáng mũi cao tức thì

Ngay sau khi cho dụng cụ nâng mũi vào lỗ mũi thì chiếc mũi sẽ cao lên nhanh chóng chỉ trong vòng 30 giây.

Đa dạng về kích cỡ cho bạn lựa chọn

Sản phẩm có 3 kích cỡ cho bạn lựa chọn để phù hợp với từng kích thước mũi của mình.

Nên hay không nên dùng dụng cụ nâng mũi?

2. Nhược điểm khi dùng dụng cụ nâng mũi

Chỉ cho hiệu quả tạm thời

Tuy kết quả nâng mũi tức thì nhưng đó chỉ là kết quả tạm thời mà thôi.

Tiềm ẩn nhiều nguy hại cho mũi và sức khỏe

Nếu sử dụng dụng cụ nâng mũi này, bạn chỉ nên dùng không quá 1 tiếng. Các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ cho biết rằng không nên đặt bất kì vật lạ gì vào trong mũi để tránh nguy cơ mũi bị biến dạng vĩnh viễn.
Ưu điểm nổi bật khi dùng dụng cụ nâng mũi
Lỗ mũi bên trái dùng dụng cụ nâng mũi cao, thon hơn rất nhiều so với lỗ mũi bên phải khi
Ngoài ra nếu sử dụng dụng cụ nâng mũi chắc chắn sẽ gây áp lực lên sụn mũi làm giãn và biến dạng lớp màng trong của mũi.

Hơn nữa dụng cụ này có thể bị tuột khỏi khỏi vị trí và vào trong khoang mũi sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho hệ hô hấp.

Do đó bạn nên cân nhắc thật kĩ nếu như dùng dụng cụ nâng mũi nhé!

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Hưng Yên: Cô gái 27 tuối suýt mất mũi vì tiêm filler vào đúng tĩnh mạch

Edit Posted by with No comments
Đó là trường hợp bị biến chứng tiêm filler nâng mũi của cô gái trẻ 27 tuổi ở Hưng Yên tên là Nguyễn Thanh Hà. Cũng giống như bao cô gái khác là muốn sở hữu chiếc mũi cao, đẹp tức thì mà không cần phải phẫu thuật nên Hà đã tin tưởng tới một spa ở gần nhà để tiêm chất làm đầy vào mũi. Lúc mới thực hiện thì chiếc mũi cao. gọn hơn lên trông thấy trông rất đẹp.

Thế nhưng bi kịch bắt đầu xảy ra khi mà sau sang tới ngày thứ 2 sau khi tiêm filler thì mũi của Hà bị sưng đỏ rồi chuyển dần sang bầm tím. Lúc đó Hà có qua spa để hỏi thì được chủ spa giải thích là hiện tượng bình thường, một vài ngày sau sẽ hết sưng.

Hưng Yên: Cô gái 27 tuối suýt mất mũi vì tiêm filler vào đúng tĩnh mạch
Tình trạng mũi bầm tím của chị Nguyễn Tahnh hà (Hưng Yên)
Rồi 5 ngày sau khi tiêm thì mũi của cô vẫn bầm tím, lại còn bị nặng hơn và có dấu hiệu hoại tử. Không thể nhẹ dạ nghe lời của chủ spa nữa, Hà đã lập tức ra Hà Nội để kiểm tra và thăm khám. Kết luận của bác sĩ đó là do người tiêm filler đã tiêm trúng tĩnh mạch nên gây tắc mạch máu. Và chị Hà đã phải tiêm thuốc tan filler, kháng sinh trong nhiều ngày liên tục để cứu vãn vùng mũi. 

May mắn là chị Hà đã ra Hà Nội kịp thời nên là sau 5 ngày điều trị, phần mũi của chị đã bớt sưng tím và dần hồi phục lại nếu không thì chiếc mũi đã bị hoại tử hết và khó có thể giữ phần mũi. Chị Hà chia sẻ: Bỏ ra mấy triệu làm đẹp cứ ngỡ là rẻ ai ngờ cái còn phải mất 1 số tiền gấp mấy lần cái giá tiền tiêm filler nâng mũi vì phải điều trị nhiều ngày liền trên Hà Nội.

Tiêm nâng mũi bằng filler với ưu điểm là giá rẻ mà nhanh gọn, chỉ mất 10-15 phút là đã có thể tạo được sống mũi cao ngay mà không cần phẫu thuật cũng không mất thời gian nghỉ dưỡng như là phương pháp nâng mũi phẫu thuật nên được nhiều chị em ưa chuộng và sử dụng. Thế nhưng phương pháp tiêm nâng mũi này lại ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe và thẩm mỹ vì chất làm đầy ngày nay bán trôi nổi trên thị trường không đảm bảo thêm nữa các cơ sở chui với những tráng thiết bị không được vô trùng nên càng dễ khiến cho khách hàng làm đẹp bị nhiễm trùng.

Cô gái 27 tuối suýt mất mũi vì tiêm filler nang mũi vào đúng tĩnh mạch

Hơn nữa với những người tiêm filler không có trình độ chuyên môn có thể tiêm nhầm vào mạch máu, tĩnh mạch làm gây tắc mạch máu có thể dẫn tới mù mắt cho khách hàng. Ngoài ra nếu tiêm quá liều lượng filler vào mũi cũng sẽ làm căng da mũi chèn lên các mạch máu và ảnh hưởng tới các bộ phận khác.

Tiêm filler đúng kỹ thuật, đúng chất lượng mới đảm bảo an toàn. Vì dại dột tiêm chất làm đầy trôi nổi, cô gái trẻ suýt phải đối mặt với tử thần và suýt mất mũi. Thế nên các chị em hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ khi có ý định đi tiêm filler nâng mũi, bơm môi, độn cằm đấy nhé!

Nguồn: Zing.vn

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Phụ nữ mang thai có tiêm filler nâng mũi, cằm được không?

Edit Posted by with No comments
"Phụ nữ mới mang thai có tiêm filler nâng mũi, cằm được không?" Không chỉ là thắc mắc của riêng chị Hằng (Hà Nội) mà còn là thắc mắc của rất nhiều những chị em phụ nữ khác. Giải đáp về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Công Hân - người đứng đầu Viện thẩm mỹ quốc tế Dr.Hana cho biết:

Filler (Chất làm đầy) là hợp chất có cấu tạo từ axit hyaluronic được tiêm dưới da để tạo khối, tạo hình mà không cần phải phẫu thuật. Tuy tiêm filler không cần động tới dao kéo nên không gây đau nhưng chưa có đủ dữ liệu để chứng minh là nó an toàn với phụ nữ mang thai. Các bà bầu tuyệt đối không nên thực hiện bất kì một phương pháp thẩm mỹ nào dù là không phẫu thuật hay phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như là sự phát triển đúng hướng của thai nhi.

Tại sao phụ nữ mang thai không nên tiêm filler?
Có rất nhiều trường hợp bị hoại tử mũi vì tiêm filler
 
Sau sinh bao lâu có thể nâng mũi, cằm bằng filler? 

Sau khi sinh phải ít nhất là 1 năm và bé đã cai hoàn toàn sữa mẹ thì các mẹ mới có thể tiêm filler được vì sau khoảng thời gian đó, sức khỏe và cơ thể phụ nữ đã hồi phục và không còn sợ ảnh hưởng tới bé yêu nữa.

Tuy nhiên nếu tiêm filler, cần phải tìm hiểu thật kỹ địa chỉ, loại filler cần tiêm để đảm bảo sự an toàn vì thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại filler kém chất lượng, trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ khi tiêm vào mũi, cằm sẽ nhanh chóng hủy hoại phần mô, da ở các vị trí được tiêm. Do đó việc lựa chọn những đơn vị uy tín để làm đẹp là rất quan trọng. 


Bài viết liên quan:

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Cảnh báo: Má lủng, mũi lồi chỉ vì ham làm đẹp giá rẻ dịp tết

Edit Posted by with No comments
Ngày tết sắp đến nên ai cũng mong muốn mình có một diện mạo tươi trẻ và xinh đẹp để đón năm mới. Nhu cầu làm đẹp dịp tết tăng cao tuy nhiên các chị em hãy là những người làm đẹp thông thái, đừng ham rẻ mà phải gánh những hậu quả đáng tiếc như những trường hợp sau.

Tính tới thời điểm này tại bệnh viện Trưng Vương (TP HCM) đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị biến dạng mũi, mắt, mặt vì các chị em đi nhấn mí, làm má lúm, nâng mũi giá rẻ ở các tiệm tóc, tiệm spa,...

Trường hợp 1: Nâng mũi bằng sụn nhân tạo bị biến dạng

Cảnh báo: Má lủng, mũi lồi chỉ vì ham làm đẹp giá rẻ dịp tết
 
Trường hợp này xảy ra ở một phụ nữ 35 tuổi. Chị này đã đi nâng mũi bằng silicone ở 1 cơ sở spa với chi phí vô cùng rẻ: chỉ vài trăm nghìn đồng trong khi giá nâng mũi ở những cơ sở uy tín lên tới hàng chục triệu đồng. Do đó chỉ sau 1 thời gian ngắn, đầu mũi của chị đã bị biến dạng kéo theo bị nhiễm trùng dẫn tới chảy dịch. Ngoài ra vì không ước lượng chính xác chiều dài của silicone phù hợp với chiều dài của mũi nên đầu mũi đã bị lồi cả silicone ra.

Trường hợp 2: Suýt mù mắt vì nhấn mí


Suýt mù mắt vì nhấn mí

Một trường hợp thất bại nữa khi làm đẹp dịp cận tết đó là một cô gái đi nhấn mũ bằng chỉ ở một spa. và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra với cô đó là bị biến dạng cả 2 mí mắt, bị nhiễm trùng, mí mắt bị nhấn thành nhiều đường với nhiều lỗ chỉ khâu bị nhiễm trùng. Sau đó các bác sĩ đã phải ngay lập tức mổ để lấy chỉ và điều trị nhiễm trùng cho cô gái trẻ này nếu không thì đã mù mắt.

Trường hợp 3: Làm má lúm đồng tiền bị nhiễm trùng

Làm má lúm đồng tiền bị nhiễm trùng

tới 4 cô gái trong độ tuổi 21-35 tuổi đi làm má lúm đồng tiền ở các tiệm spa, cắt tóc đều bị nhiễm trùng, có ổ mủ áp xe ở bên trong. Các bác sĩ đã phải mổ hút mủ và lấy các dị vật ra. Có trường hợp xấu nhất là má đã bị lõm sâu nên không thể phục hồi được.


Vẫn biết rằng làm đẹp là nhu cầu tất yếu của mỗi người chúng ta và nhất là thời điểm tết đến xuân về, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao. Nhưng những trường hợp trên đây sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bạn: đừng vì ham rẻ mà "giao trứng cho ác", cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao để làm đẹp an toàn và có kết quả tốt nhất, tránh "ném tiền qua cửa sổ", "tiền mất tật mang" nhé!

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Giải đáp thắc mắc: Nâng mũi có được ăn trứng không?

Edit Posted by with No comments
Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề "Nâng mũi có được ăn trứng không?": Người thì bảo ăn được, người thì bảo không nên ăn. Vậy đâu mới là ý kiến đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này một cách chuyên sâu trong bài viết dưới đây.

Như chúng ta đã biết, nâng mũi có 2 hình thức: phẫu thuật và không phẫu thuật. Trong đó nâng mũi phẫu thuật sẽ sử dụng tới dao, kéo để bóc tách và cắt rạch còn nâng mũi không phẫu thuật tuy không động tới dao kéo nhưng cũng vẫn có những tác động nhất định tới vùng mũi. Thế nên dù nâng mũi bằng hình thức nào đi chăng nữa thì vẫn cần phải kiêng khem và có chế độ chăm sóc sau khi thực hiện để mũi không để lại sẹo, nhanh chóng lành, ổn định và đẹp.


Giải đáp thắc mắc: Nâng mũi có được ăn trứng không?

Những loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi, dễ gây dị ứng cho vết thương hoặc vùng da non như rau muống, đồ nếp, thịt gà, thịt bò, hải sản,... là cần phải kiêng, không được ăn. Vậy còn trứng (trứng gà, trứng vịt,...) thì sao? Liệu nếu như ăn trứng thì sau khi nâng mũi có để lại sẹo không?


Đối với loại thực phẩm này thì tuy chưa có 1 nghiên cứu nào khẳng định ăn trứng không tốt trong quá trình vết thương đang phục hồi nhưng theo quan niệm dân gian mà ông cha ta đã đúc kết lại thì ăn trứng sẽ khiến cho vùng da bị thương có màu trắng hơn bình thường. Và lòng trắng trứng thì có thể làm tăng quá trình tạo mủ ở vết thương có thể dẫn tới sẹo lồi.

Tại sao nâng mũi xong không nên ăn trứng?
 
>> Xem thêm: Nâng mũi có được vĩnh viễn không? Nên chọn phương pháp nào tốt nhất?

Chính vì thế "có kiêng có lành", để đảm bảo an toàn tốt nhất cho vết mổ, giúp mũi nhanh chóng hồi phục và đẹp thì bạn không nên ăn trứng sau khi nâng.

Để biết được chính xác sau khi nâng mũi nên ăn gì? kiêng ăn gì? kiêng ăn trong bao lâu và kiêng làm những gì thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết "Nâng mũi kiêng ăn gì và nên bổ sung những loại thực phẩm nào"

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Thu nhỏ cánh mũi khi đang mang bầu có được không?

Edit Posted by with No comments
Trong bài viết trước kienthuc-mevabe.blogspot.com đã cung cấp cho các bạn các kiến thức liên quan tới vấn đề "Bà bầu có đi nâng mũi được không?". Bài viết này sẽ tiếp tục giúp các bạn giải đáp được thắc mắc có nên đi thu nhỏ cánh mũi khi đang mang bầu không? 

Khi bầu bí, mũi nở to hơn là một hiện tượng bình thường
Khi bầu bí, mũi nở to hơn là một hiện tượng bình thường
Cũng giống như nâng mũi thì thu nhỏ cánh mũi cũng là 1 tiểu phẫu nhỏ và có phần nhẹ nhàng hơn nhiều so với nâng mũi. Mặc dù ngoài hình thức phẫu thuật ra thì thu nhỏ cánh mũi cũng có hình thức không phẫu thuật, không cần động tới dao kéo, không đau, không để lại sẹo thế nhưng bà bầu vẫn nằm trong những đối tượng mà bộ y tế quy định không được tiến hành thực hiện thẩm mỹ mũi.

Lí giải cho quy định trên đó là vì trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có thể trạng đặc biệt nên có thể không đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe. Hơn nữa là những hồi hồi hộp, lo lắng trước, trong và sau quá trình thu nhỏ cánh mũi có thể tác động tới tâm lý, sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra thì trong khi thực hiện, các bác sĩ còn tiến hành gây tê, sau khi thực hiện thì còn phải uống một số loại thuốc để giảm đau, giúp mũi nhanh lành sẽ nguy hại cho em bé. Thế nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi và thai phụ thì phụ nũ đang mang thai không nên đi thu nhỏ cánh mũi hay thực hiện bất kì một phương pháp phẫu thuật làm đẹp nào khác.

Thu nhỏ cánh mũi khi đang mang bầu có được không?
Sau khi sinh ít nhất 1 năm thì mới nên đi phẫu thuật làm đẹp
 Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên đợi đến khi sinh con xong, cai sữa hoàn toàn cho con thì mới nên đi phẫu thuật làm đẹp. Và nên đợi đến khi bé được ít nhất 1 tuổi thì mới nên cai sữa cho con và đó cũng là thời điểm thích hợp, sức khỏe và cơ thể đã ổn định để các mẹ đi làm đẹp.

Xem thêm: