Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

6 điều cha mẹ cần làm ngay ngày con chào đời

Edit Posted by with No comments
Ngày bé yêu cất tiếng khóc chào sẽ là ngày khó quên nhất trong cuộc đời mẹ cha. Nhưng dù hạnh phúc và hồi hộp tới đâu, bạn cũng đừng quên làm những việc sau:

1. Cân đo cho con
Bé sẽ được đưa đi cân đo ngay sau khi được lau khô. Con số về chiều cao và cân nặng này sẽ là cột mốc quan trọng để theo dõi quá trình tăng trưởng của bé sau này. Trong khoảng 10 ngày sau, bác sĩ sẽ dựa vào những chỉ số này để tính số lượng hao hụt so với cân nặng lúc chào đời để chuẩn đoán bé bị sụt cân bệnh lý hay sinh lý. Do mẹ vừa vượt cạn nên có thể sẽ rất mệt vì vậy mẹ hãy dặn người thân hoặc chồng ghi nhớ những con số đầu tiên này của bé


2. Nhỏ mắt cho con
Việc cho con đi kiểm tra mắt và nhỏ mắt ngay sau sinh để phòng tránh bệnh nhiễm trùng và có thể phát hiện bệnh lý sớm ở mắt cho bé. Hiện tại thì ở Việt Nam chưa phát triển dịch vụ kiểm tra mắt sau khi sinh cho trẻ nhưng mẹ cha cũng nên chủ động nhỏ mắt cho con bằng nước muối sinh lí nhỏ mắt cho trẻ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe mắt bé


3. Cho con bú sữa non
Sữa non có chứa nhiều kháng thể (IgG, IgM, IgA, IgD) và bạch cầu nên có giá trị nhất với bé. Trẻ bú sữa non sớm sẽ tránh được một số bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng. Nếu mẹ con cùng khỏe sau khi sinh thì nên cho con bú sớm, khoảng 30-60 phút sau sinh. Khi cho bé bú nên cho bé nằm úp trên người mẹ theo tư thế Kangaru vì như thế vừa giúp bé dễ thở lại vừa cho bé có được hơi ấm từ mẹ. Ngày đầu tiên bé chào đời, nên cho bé bú khoảng 8-12 lần. Trong khi bé bú, mẹ cũng nên quan sát và theo dõi để sớm phát hiện ra những điều bất thường như bé bú có khỏe không hay ngậm ti mẹ có chặt không?



4. Tiêm vitamin K cho con
Nếu thiếu vitamin K dễ khiến bé sơ sinh bị xuất huyết não. Tình trạng này xuất hiện sớm vào ngày 3-5 sau khi sinh do vi khuẩn đường ruột của bé chưa tổng hợp được vitamin K. Vì vậy, sau khi sinh hãy cho bé tiêm phòng mũi vitamin K mẹ nhé!
5. Tiêm phòng viêm gan B cho con
Trong vòng 24h sau khi sinh, hãy tiêm phòng viêm gan B cho con càng sớm càng tốt để tránh lây lan từ mẹ sang con, từ môi trường và những người chăm sóc trẻ. Nếu tiêm Vaccine viêm gan B sau 24 h sẽ không còn tác dụng ngăn ngừa lây từ mẹ sang con nữa.


Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo rằng nên tiêm mũi tiêm phòng viêm gan B cho bé càng sớm càng tốt để giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B xuống 1%. Song một số bệnh viện tuyến dưới hoặc cơ sở y tế lại lơ là mũi tiêm này, khi con xuất viện không có chứng nhận tiêm viêm gan B cũng không thắc  mắc. Vì vậy mẹ và người thân của bé nên chủ động hỏi bác sĩ và đề nghị tiêm phòng cho bé yêu của mình
6. Tiêm phòng lao
Cũng như viêm gan B, trẻ nên được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt để tránh lao cấp tính. Nếu bé sơ sinh bị nhiêm lao sẽ gây biến chứng thành bệnh lao nặng. Ở Việt Nam bệnh lao là bệnh phổ biến và dễ lây lan nên cần phải tiêm cho bé. Việc tiêm phòng là điều bố mẹ cần đặc biệt chú ý trong quá trình nuôi dạy con.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét